Mụn là vấn đề da liễu phổ biến ở cả nam và nữ, không chỉ ảnh hưởng thẩm mỹ mà còn phản ánh sức khỏe làn da. Mỗi loại mụn có nguyên nhân và cách điều trị riêng, nếu không phân biệt đúng dễ dẫn đến sai lầm, khiến tình trạng da tệ hơn.Trong bài viết này, HIBIO Clinic sẽ cùng bạn đi tìm hiểu các loại mụn thường gặp và nguyên nhân giúp bạn chăm sóc đúng cách.
Mụn là gì? Nguyên nhân gây ra mụn
Mụn là một vấn đề da liễu phổ biến, hình thành do sự tác động của nội tiết tố và tắc nghẽn lỗ chân lông. Chúng có kích thước khác nhau và có thể xuất hiện trên mặt, lưng, cằm, cổ, ngực, vai, mông… Trong đó, các loại mụn trên mặt là phổ biến nhất, bao gồm mụn đầu đen, đầu trắng, mụn cám, mụn ẩn, mụn mủ, mụn viêm… Mỗi loại đều có dấu hiệu đặc trưng riêng.

Dưới đây là một số nguyên nhân gây mụn chủ yếu:
- Sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể, đặc biệt là ở giai đoạn tuổi dậy thì, mang thai, tiền mãn kinh,…
- Thói quen ăn thực phẩm cay nóng, uống cà phê, ăn nhiều thực phẩm chứa carbohydrate.
- Chăm sóc da sai cách: vệ sinh da không kỹ, không tẩy da chết định kỳ, không sử dụng kem dưỡng ẩm đầy đủ,…
- Thường xuyên trang điểm, lạm dụng mỹ phẩm, sử dụng sản phẩm kém chất lượng.
- Tác dụng phụ của một số loại thuốc chứa corticosteroid, testosterone, lithium,…
Phân biệt các loại mụn không viêm
Có các kiểu mụn khác nhau, nhưng không phải loại nào cũng gây viêm hay sưng tấy. Dưới đây là các loại mụn không viêm phổ biến hiện nay, giúp bạn dễ dàng nhận diện và chăm sóc đúng cách.
Mụn đầu đen
Mụn đầu đen là một dạng mụn trứng cá không viêm, xuất hiện dưới dạng những nốt mụn màu đen trên bề mặt da, với nhân mụn hở. Khi nhân mụn tiếp xúc với oxy, chúng sẽ bị oxy hóa và chuyển sang màu đen.
Mụn đầu đen có thể được phân biệt qua những đặc điểm sau:
- Xuất hiện những lỗ nhỏ li ti trên da, như đầu đinh ghim, nhân mụn hở có thể nhìn thấy bằng mắt thường.
- Kích thước từ 1-2mm.
- Đầu mụn có màu đen.
- Thường xuất hiện nhiều nốt mụn.
- Vị trí: Mụn đầu đen thường xuất hiện ở các vùng như mũi, trán, hai bên má và đôi khi ở vai, lưng.

Mụn đầu trắng (mụn ẩn, mụn cám)
Mụn đầu trắng còn được gọi là mụn cám hoặc mụn ẩn dưới da. Đây là loại mụn xuất hiện khi dầu thừa, tế bào chết và vi khuẩn tích tụ lại làm tắc nghẽn lỗ chân lông. Khi lỗ chân lông bị tắc, hỗn hợp trên sẽ di chuyển xuống dưới da và đẩy da lên, tạo nên mụn đầu trắng. Do nhân mụn không tiếp xúc với oxy, mụn không bị oxy hóa và có màu trắng, thường không gây viêm và dễ kiểm soát.
Dấu hiệu nhận biết mụn đầu trắng:
- Nốt mụn nhỏ, kích thước từ 1-2mm, màu trắng.
- Thường mọc với số lượng nhiều, phân bố rải rác trên cằm, trán, mũi và hai bên má.
- Không có nhân, nằm sâu dưới bề mặt da, chỉ nhô lên chút ít tạo cảm giác da sần sùi.
- Mụn không gây đau nhức và không viêm.
- Khó nhận biết bằng mắt thường, chủ yếu cảm nhận qua việc sờ vào da.
- Trong một số trường hợp, sự xuất hiện của mụn đầu trắng có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý về dạ dày hoặc các bất thường ở cơ quan sinh sản.

Phân biệt các loại mụn viêm
Mụn viêm thường nghiêm trọng hơn, gây đau nhức và sưng tấy. Dưới đây là các loại mụn viêm phổ biến và cách phân biệt chúng để bạn có thể chăm sóc các loại da mụn hiệu quả.
Mụn bọc
Mụn bọc là tình trạng nặng của mụn trứng cá, gây phá hủy cấu trúc da và thường gây đau nhức, khó chịu. Mụn bọc có thể tự lành nhưng sẽ để lại những vết sẹo lớn.
Dấu hiệu nhận biết:
- Mụn bọc bắt đầu từ những nốt mụn nhỏ, sau đó phát triển lớn dần, sưng viêm đỏ, cứng và có kích thước trên 5mm.
- Mụn gây đau nhức khi chạm vào, bên trong có mủ và máu, nhưng thường không có nhân.
- Vùng da bị mụn bọc sẽ trở nên căng và có thể để lại sẹo sau khi lành.

Nguyên nhân gây mụn bọc là do da bị viêm nhiễm, bã nhờn, tế bào chết, bụi bẩn và vi khuẩn làm nang lông bị kích ứng. Tình trạng này chủ yếu xảy ra ở những người bị rối loạn hormone, rối loạn chức năng bài tiết, căng thẳng, stress kéo dài, hoặc chế độ ăn uống và sinh hoạt thiếu khoa học.
Mụn viêm đỏ
Mụn viêm đỏ thường phát triển từ mụn đầu trắng hoặc mụn đầu đen. Khi bã nhờn tích tụ trong nang lông, tạo điều kiện cho vi khuẩn P.acnes phát triển, hệ thống miễn dịch sẽ phản ứng bằng cách huy động bạch cầu lympho T để tiêu diệt vi khuẩn, gây viêm và hình thành mụn.
Dấu hiệu nhận biết:
- Mụn viêm đỏ có nốt mụn màu đỏ.
- Kích thước mụn dưới 5mm.
- Mụn gây cảm giác đau nhẹ.

Mụn nang
Mụn nang (hay mụn u nang) là một biến thể của mụn trứng cá, phát triển sâu trong da, tạo thành các nốt sưng đỏ như khối u trên bề mặt. Bên trong mụn chứa dịch mủ, gây cảm giác đau nhức và khó chịu. Mụn nang có thể để lại sẹo sâu nếu không được điều trị kịp thời.
Dấu hiệu nhận biết:
- Mụn có kích thước lớn và nổi cộm trên da.
- Mụn có thể mọc riêng lẻ hoặc thành từng cụm.
- Thường chứa mủ và gây cảm giác đau nhức.
- Mụn nang thường xuất hiện trên da mặt, đôi khi còn xuất hiện ở cổ, lưng và ngực.

Mụn mủ
Mụn mủ xuất hiện khi vi khuẩn và bã nhờn tích tụ trong lỗ chân lông. Mụn mủ thường nhỏ hơn mụn nang và không phát triển sâu dưới da.
Đặc điểm của mụn mủ bao gồm:
- Nốt mụn màu vàng, có chứa mủ, và viền mụn màu đỏ.
- Gây đau nhẹ khi chạm vào.
- Giống như một nốt mụn có màu trắng với 1 vòng đỏ xung quanh.
- Vết sưng chứa đầy mủ trắng hoặc vàng.
- Khi có mụn mủ, tránh chọc thủng hoặc bóp vỡ nốt mụn để tránh gây sẹo hoặc làm tình trạng viêm trở nên nặng hơn.

Mụn đinh râu
Đinh râu là loại mụn thường gặp ở người trưởng thành. Mụn đinh râu có thể gây ra biến chứng khi lây nhiễm mạnh lan vào các xoang mặt gây viêm, tắc tĩnh mạch xoang dẫn đến nhiễm trùng máu
Dấu hiệu của mụn đinh râu:
- Là loại mụn nhọt , thường mọc quanh miệng
- Ban đầu là vết sưng đau, sau đó mưng mủ và có ngòi đen như đầu đinh
- Mụn tấy đỏ, sưng và đau nhức, sờ vào thấy nóng
- Bệnh nhân có thể thấy mệt mỏi, sốt cao li bì > 40 độ, bồn chồn,…
Bài viết trên đây đã cung cấp thông tin chi tiết về các loại mụn trên mặt. Hy vọng rằng với những chia sẻ này, bạn đã có thêm nhiều gợi ý hữu ích để chăm sóc và phục hồi làn da khỏe mạnh từ sâu bên trong. Để được hỗ trợ điều trị chuyên nghiệp, hãy ghé HBIO Clinic để nhận sự tư vấn và chăm sóc tận tình.
Hbio Clinic - Facial Skincare & Spa
Phone: 0947 697 795
Địa chỉ: 248 P. Khâm Thiên, Khâm Thiên, Đống Đa, Hà Nội